Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Những tác dụng kỳ diệu của tỏi đen

Được phát triển từ những năm đầu thế kỉ 21 tại Hàn Quốc, sau đó là Nhật Bản, Trung Quốc, hiện nay, tỏi đen được sử dụng khá phổ biến và cần được công nhận về lợi ích dựa trên cơ sở là các công trình nghiên cứu khẳng định tính chất dinh dưỡng ấn tượng của nó.

Tỏi đen được chế biến bằng cách cho "lên men" toàn bộ củ tỏi tươi trong một môi trường được kiểm soát chặt chẽ bởi nhiệt độ và độ ẩm (nhiệt độ khoảng 65 đến 80 độ C trong 30 ngày, không có chất phụ gia, chất bảo quản, chỉ có tỏi nguyên chất. Sau khi ra khỏi nhiệt, các củ tỏi này còn phải được để oxy hóa tiếp trong một căn phòng sạch sẽ thêm 45 ngày. Quá trình kéo dài này làm cho tép tỏi chuyển sang màu đen và tạo ra hương vị ngọt ngào. Nhiều người cho rằng hương vị này sẽ gây ấn tượng ngay cả với những người không hề thích ăn tỏi. So với tỏi tươi, tỏi đen ít allicin nhưng lại tăng gấp đôi nồng độ chống oxy hóa. Trong quá trình lên men, nó tạo ra molanoidin và chất này làm cho tỏi có màu đen.

Những tác dụng sinh học của tỏi đen

Chống ung bướu

Năm 2007 – 2009, các nhà nghiên cứu Nhật bản cho rằng, tỏi đen có hiệu quả làm giảm kích thước khối u ở chuột thí nghiệm hơn tỏi tươi. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Global Science Book và Medicinal and Aromatic Plant Science and Technology. Trong một nghiên cứu khác, nồng độ chất chống oxy hóa trong tỏi tươi và hàm lượng cao của chất s –allylcycteine giúp ức chế quá trình sinh tổng hợp Cholesterol.

Giảm cholesterol

Tỏi đen có chứa nồng độ cao của các hợp chất s-allylcysteine, có tác dụng giảm mức cholesterol. Hợp chất s-allylcysteine và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy trong tỏi đen có hàm lượng lớn hơn nhiều lần so với tỏi trắng giúp phòng ngừa ung thư.

>> Cẩm nang mẹo vặt hay cho bà nội trợ

Chống nhiễm trùng

Tỏi kích thích hoạt động bạch cầu theo yêu cầu của hệ thống miễn dịch để chống nhiễm trùng, chống virus và kháng nấm. Tỏi đã được sử dụng để điều trị vết thương, nhiễm trùng, bệnh dịch tả và kiết lị. Ổn định đường huyết: Tỏi đã được chững minh là có lợi trong việc ổn định nồng độ đường trong máu, tốt cho người bệnh đái tháo đường nhờ tác dụng tăng cường sản xuất insulin.

Trên hệ tiêu hóa

Tỏi đen dễ hấp thụ và giàu chất dinh dưỡng nên có thể giảm thiểu chứng đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.

Tỏi đen chứ nhiều chất vi lượng như man – gan, can – xi, phốt pho, selen, vitamin B6 và C, do đó còn có lợi cho xương và tuyến giáp. Tỏi cũng giúp loại bỏ các kim loại nặng (như chì, thủy ngân,..) ra khỏi cơ thể.

>> Cẩm nang mua bán và so sánh giá

Tác dụng chống ung thư:

Quá trình lên men, tỏi đen chứa hợp chất SAC và một dẫn xuất của amino acid cysteine được thấy có hàm lượng cao hơn nhiều so với tỏi tươi, chúng có tác dụng chống gốc tự do, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra dịch chiết tỏi đen có hiệu lực hạn chế phát triển tế bào khối u. Cơ chế chống ung thư của tỏi đen không trực tiếp gây độc tế bào u mà qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

>> Cẩm nang chăm sóc bé yêu vui khỏe

Các tác dụng khác

• Bảo vệ gan: ổn định men SGOT, SGPT, chống gan nhiễm mỡ,

• Điều biến hệ miễn dịch (immune modulation), giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.

Như vậy, tỏi đen vừa có tác dụng tốt với sức khỏe, vừa tăng cảm giác ngon miệng. Vì thế, tỏi đen ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong các nhà hàng cao cấp và phối hợp trong nhiều món ăn trên thế giới.

Tác dụng phòng bệnh mạn tính không lây

Tỏi đen được chứng minh có đặc điểm chống oxyt hóa cao gấp 2 lần tỏi tươi. Các chất chống oxyt hóa bảo vệ tế bào, do đó có thể làm chậm lại quá trình lão hóa. Vì thế, tỏi đen dùng hỗ trợ điều trị và phòng các bệnh mạn tính như bệnh tăng huyết áp, bệnh Alzheimer, bệnh đái tháo đường…

Như vậy, tỏi đen được tạo ra sau quá trình lên men có các tác dụng sinh học hơn hẳn so với tỏi tươi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét